Chính thức thành lập nhóm nghiên cứu khoa học “Dòng máu Việt”

69 lượt xem Phi Pha 15/06/2025

PCC fC – Thăng Long Hà Nội, ngày 19/5/2025, nhân kỉ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhóm các bác sĩ, nhà khoa học và chuyên gia y tế hàng đầu và các thế hệ sinh, sinh viên y khoa… vừa chính thức công bố thành lập Nhóm nghiên cứu khoa học “Dòng máu Việt”, với định hướng trở thành một CLB nghiên cứu khoa học tiên phong trong phát triển, ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu THT tại Việt Nam và các quốc gia đang phát triển.

 

Nhóm có tầm nhìn trở thành nhóm nghiên cứu thay huyết tương hàng đầu, tiên phong trong phát triển kỹ thuật, tối ưu hóa chỉ định, cá thể hóa điều trị và mở rộng ứng dụng thay huyết tương tại Việt Nam và các nước đang phát triển. Khát vọng xây dựng một “Trung tâm tri thức – công nghệ – đào tạo – hợp tác quốc tế – mang lại Khoẻ Vui Hạnh phúc” về thay huyết tương, góp phần cứu sống hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh lý nặng, hiếm gặp hoặc không đáp ứng với điều trị thông thường.

Với sứ mệnh: (1) Nghiên cứu đột phá – Phác đồ tối ưu – Điều trị hiệu quả, nhóm sẽ phát triển các giao thức thay huyết tương chuẩn hóa theo bệnh, thể trạng và nguồn lực Việt Nam; xây dựng hệ thống chỉ định, theo dõi, tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chí đánh giá hiệu quả lâm sàng; đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào theo dõi, cảnh báo sớm biến chứng, và cải thiện an toàn; (2) Chuyển giao tri thức – Đào tạo liên ngành – Kết nối đa trung tâm: Tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo ngắn hạn – dài hạn về kỹ thuật thay huyết tương; Xây dựng mạng lưới chuyên gia, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ, kỹ sư sinh học và nhà hoạch định chính sách; Thúc đẩy kết nối nghiên cứu đa trung tâm trong và ngoài nước; (3) Lan tỏa giá trị y học chính xác – nhân đạo – bền vững: Phát triển mô hình “điều trị công bằng”: bệnh nhân khó khăn vẫn tiếp cận kỹ thuật cao; Gắn y học với đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cộng đồng và tầm nhìn nhân loại.

Với giá trị cốt lõi: (1) Tư duy hệ thống – Hành động đột phá: Không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tư duy kết nối liên ngành, kiến tạo mô hình thay đổi; (2) Chất lượng trên hết – Tính mạng là trung tâm: Không nhân nhượng với sai sót. Một sự thay huyết là một cơ hội sống; (3) Tự chủ tri thức – Làm chủ công nghệ – Hội nhập toàn cầu: Không phụ thuộc, không sao chép. Phát triển kỹ thuật riêng phù hợp Việt Nam, xuất khẩu tri thức ra thế giới; (4) Tinh thần khai phá – Trách nhiệm truyền đời: Những gì ta làm hôm nay sẽ là nền tảng cho thế hệ bác sĩ – bệnh nhân mai sau.

Nhóm nghiên cứu khoa học Dòng máu Việt

Nhóm nghiên cứu được tổ chức với cơ cấu bài bản, gồm có đội ngũ lãnh đạo và gồm các tiểu ban chuyên trách: kỹ thuật – thiết bị, đào tạo – hội thảo, học thuật – công bố, tài chính – nguồn lực, đạo đức – nhân văn, và chuyển giao – ứng dụng lâm sàng. Trong đó có: Trưởng nhóm: Chiến lược, định hướng phát triển, đối ngoại cấp cao; Phó nhóm chuyên môn: Thiết lập kỹ thuật, hướng dẫn chỉ định – chống chỉ định; Phó nhóm học thuật: Chịu trách nhiệm bài báo, công bố, nghiên cứu đa trung tâm; Tổng thư ký: Giao việc, kiểm soát tiến độ, quản lý vận hành, điều phối; Tiểu ban kỹ thuật – thiết bị: Cập nhật công nghệ, xây dựng bộ quy trình SOP; Tiểu ban đào tạo – hội thảo: Tổ chức các lớp đào tạo, truyền thông, workshop; Tiểu ban tài chính – nguồn lực: Gây quỹ, tìm tài trợ, kết nối liên ngành; Tiểu ban đạo đức – nhân văn: Đảm bảo bệnh nhân và mọi người được đối xử công bằng, bảo mật và nhân đạo; Tiểu ban chuyển giao và ứng dụng lâm sàng:  Là cầu nối giữa nghiên cứu – bệnh viện – người bệnh. Tất cả các thành viên cùng phối hợp theo dõi, ghi nhận và tổng hợp thông tin lâm sàng từ các ca điều trị thực tiễn, từ đó phản hồi ngược nhằm điều chỉnh và hoàn thiện giao thức nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị. Cả nhóm đặt mục tiêu sẽ xây dựng và chuẩn hóa quy trình tiếp cận bệnh nhân cần thay huyết tương tại các tuyến bệnh viện và có thể hỗ trợ cấp cứu phối hợp trong các tình huống đặc biệt như phản ứng sau thay huyết, biến chứng, cách thức thay thế khi thiếu hụt thiết bị, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Toàn bộ thành viên cũng sẽ tham gia xây dựng các hướng dẫn lâm sàng nội bộ (guideline) và chuẩn bị hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền khi cần chuẩn hóa ở quy mô quốc gia. Tất cả các hoạt động của cả nhóm đều hướng đến mục tiêu đưa kiến thức từ phòng nghiên cứu đến giường bệnh, đảm bảo rằng mọi bệnh nhân – dù ở bất kỳ đâu – đều có thể tiếp cận và hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học. Bởi với mỗi thành viên trong nhóm, mỗi bước tiến trong y học không chỉ là thành tựu chuyên môn, mà còn là lời cam kết cho một cuộc sống khỏe mạnh hơn, nhân văn hơn và trọn vẹn hơn cho từng người bệnh. 

Đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Mỗi một lần thay huyết – là một lần giành lại sự sống. Mỗi một dòng plasma đi qua – là một dòng hy vọng được giữ lại. Chúng tôi không chỉ làm kỹ thuật. Chúng tôi viết lại định mệnh con người hạnh phúc hơn.”

Với sự kết hợp giữa tri thức y khoa, công nghệ, đạo đức và tinh thần nhân văn, “Dòng máu Việt” hứa hẹn sẽ trở thành một điểm sáng trong mạng lưới y học chính xác tại khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng điều trị cho các bệnh lý nặng, hiếm gặp, và tạo dựng một nền y học phát triển bền vững, mang đậm bản sắc Việt. Được biết nhóm ban đầu có 12 thành viên, làm việt miệt mài, liên tục; giữ gìn sức khoẻ và lan toả hạnh phúc trên toàn thế giới.

CLB Nghiên cứu Khoa học Dòng máu Việt

 

 

3.8 4 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x